Ở Quảng Trị miềng thời chống Pháp có thi sĩ Hồ Vi hay lắm
Tôi cũng nói "tiếng" Quảng Trị rồi đọc bài thơ "Lời quê" của Hồ Vi: Mấy bữa ni rồi trời thiếu nắng/Chừng chưa bưa lụt nước còn cao/Khi hôm bộ đội hành binh tới/Trấn thủ dầm phơi chật cả sào.Còn tôi thì nửa nạc nửa mỡ: mạ Vĩnh Linh, ba Quảng Bình. Sau đó các chị giới thiệu tên, kể chuyện khám đường đều bằng tiếng Quảng Trị. Trong tiểu đội cho tôi là người biết thi phú văn học, nên trao cho tôi giữ những tặng phẩm đó. Cuộc tao phùng kỳ lạ và cảm động giữa anh em lính chúng tôi và các chị đồng hương diễn ra tại căn nhà gỗ lợp tôn của chú Sáu, dân Cam Lộ tha phương kiếm sống từ những năm 40.
Nhiều chị rút khăn mùi soa chấm đôi mắt đỏ hoe. Hỏi thêm mới hay mấy chị Quảng Trị cũng đang "đi tìm đồng hương" ở làng 7! Chị Kim Ngân nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tháng 4-2013.
Cô Hồng, người trẻ đẹp nhất trong các chị quê ở Hải Quế, Hải Lăng, có đôi mắt rất xinh quay sang nói: - Em Khôi nói chi đi, răng mà bụt rứa! -Tui nỏ biết nói chi hơn, tui xin đọc thơ. Chúng tôi cũng giới thiệu tên từng đứa, kể chuyện hành binh bằng cái thứ tiếng mà thằng Trung đã nói.
Các chị còn tặng một chiếc nhẫn sáng bóng mài từ mảnh ca nhôm vỡ trong tù. Có nhẽ vì anh em chúng tôi ở trong một đơn vị toàn lính miền Bắc, nên phải nói tiếng lơ lớ, pha Trung pha Bắc, nói "tiếng phổ quát", đồng đội mới nghe nhau được. Vâng, "Lời quê" đã vào thơ, đã vang lên trong tâm não, kéo con người về với nguồn cội. "Đêm nói tiếng Quảng Trị thân thương" ở Lộc Ninh ấy vẫn "sống" hoài trong tôi! Ngô Minh.
Tôi vừa đọc thơ vừa gìm giữ để không bật khóc! Tác giả (trái) cùng đồng đội trong rừng cao su Lộc Ninh năm 1973.
Còn cả 6 người đàn bà Quảng Trị thì nước mắt ràn rụa. Té ra đã bao năm cầm tù mỗi người một phương, các chị chưa hề được lần nào nghe một câu nói "tiếng quê hương" đậm đặc đến như thế! Tôi bàng hoàng không hiểu sao cái thứ ngôn ngữ "quê mùa" ấy lại có sức mạnh gớm ghê đến vậy.
Chị Ngân bắt tôi đọc lại bài thơ một lần nữa, đọc rõ từng tiếng một. Chúng tôi cũng cười, thằng Nguyễn kiêu dũng, Nguyễn Quốc Tiến học đại học với tôi mấy năm ròng ở Hà Nội, ngày nào cũng nghe tôi nói tiếng miền Trung "trọ trẹ", mà lần này nghe thằng Trung nói xong, nó cứ ngớ ra, tròn vo mắt chẳng hiểu mô tê gì cả.
Trung vốn lém lỉnh, có tài kể chuyện, nên khi được chị Ngân chỉ định nói "tiếng" Quảng Trị, mắt nó long lanh, hấp háy, hai tay xoa xoa vào nhau ra bộ điệu: - Mấy ả ơi, mấy ả mần răng cho tui mạn cấy vá tui múc vá mói tui nêm tréc keng bù để tui bơng cho mệ tui một đọi, mệ tui húp cho mát rọt! (Mấy chị ơi, mấy chị làm sao cho tôi mượn cái muôi tôi múc muôi muối tôi nêm nồi canh bầu để tôi bưng cho bà tôi một bát, bà tôi ăn cho mát dạ).
Ra khỏi rừng cao su thăm thẳm, ướt át, qua khỏi một đồi tranh, chúng tôi phát hiện ra mấy cái lán lợp tranh còn mới, hỏi thì đúng là lán của anh chị em tù vừa trao trả đang chờ hồi. Nên khi nghe tin có người Quảng Trị thì mừng lắm, kéo nhau đi tìm bằng được.
Qua câu chuyện tôi biết thêm rất nhiều những người nữ tù ấy. Mạ mi đem dủi ra ngoài ruộng/Kiếm ít đam cua chút của đồng/Thêm đôi ba miếng anh em đõ/Của nhà quê kiểng buổi thu đông/Bớ anh nội vụ khoan đi chợ/Xa ngái đường trơn bấm cực chân/Xuồng bên chị Mót buôn tơi nón/Anh nhảy mà đi được đỡ chừng. Có người khóc nấc lên thành tiếng. 40 năm đi qua cuộc chiến tranh, bữa nay những kỷ vật ấy đang ở trước mặt tôi, như người dẫn đường cho tôi có được những trang hồi ức này
Các chị tặng bọn lính chúng tôi mỗi đứa một chiếc khăn thêu ở trong tù. Ra khỏi "lán" một quãng, đế dép râu đã dày thêm cả gang đất.
- Rứa là thiệt người quê miềng đặc sệt rồi, chi nữa-chú Sáu cười ha hả, quờ tay xuống gầm tủ lôi ra chai rượu. Chị nào cũng mang vết thương trên người do bị địch tra tấn. Có chị đã bị tù 10 năm, 8 năm, qua nhiều nhà giam nổi tiếng như Thừa Phủ, Chí Hòa, Phú Quốc, Côn Đảo.
Người bị tù ít nhất là Hồng cũng đã hơn 4 năm. Đường sá lạ hoắc, địch tình chưa thạo, vậy mà chúng tôi cứ liều đi tìm. Đảm và Trung tranh nhau, hích vào vai nhau để giành nói. Đất miền Đông dính như bột sắn lọc nhuộm đỏ. Tháng tư, những trận mưa đầu mùa trút xuống rừng cao su nghe như bão. Nhưng khi Đảm, Trung và tôi tự giới thiệu là người Quảng Trị thì các chị nhìn nhau tỏ vẻ nghi. Eng mần thơ toàn bằng tiếng Quảng Trị, ai nói "quê" cũng không chịu sửa, cứ để thế mà ai cũng nhớ, cũng thuộc.
Chị Ngân thấy Trung trẻ nhất đám, chỉ vào nó: "Út ni". Các chị hoạt động biệt động, "đi" du kích, là cơ sở, giao liên bị lộ, bị bắt. Hơn nửa số chị tôi quen bị chúng tra tấn đến triệt đường sinh sản, trong đó có người chưa kịp lấy chồng! Các chị đang an dưỡng, chữa bệnh trước khi về đơn vị cũ hay quê nhà, theo chủ trương của Chính phủ cách mệnh trợ thời.
Những ngày sau đó, đồng hương Quảng Trị, đồng hương Bình-Trị-Thiên (vì trong đoàn các chị có cô Hương người Phong Điền) liên tiếp họp. Út mô nói một câu chi thiệt dài rặt tiếng Quảng Trị miềng coi? Như bấm đúng huyệt, căn phòng bỗng rôm rả hẳn lên.
Biết chúng tôi là những sinh viên ở Hà Nội mới đi lính và vào tận "B2", các chị rất cảm động. Khi thì ở nhà ông Sáu, khi thì ở nhà của "các chị phạm nhân" ở Lộc Thạch. Về khuya, sự lưu luyến càng tăng lên. Bài thơ "Lời quê" của Hồ Vi không ngờ lại làm cho không khí đêm vui trầm xuống, xao xuyến.
Còn những bài hát, bài thơ tự viết ở trong tù chép trên các đoạn giấy vệ sinh, là thứ giấy độc nhất được dùng tự do trong khám xét. Ấy vậy mà không biết ai đi đâu đưa về một tin làm chúng tôi nô nức: Có nhiều chị em nữ tù người Quảng Trị vừa được phía địch trao trả đang ở Lộc Ninh! Chả là tiểu đội tôi toàn anh em sinh viên cùng một trường Đại học Thương nghiệp ở Hà Nội nhập ngũ, trong đó có hai đứa dân Quảng Trị gốc là Võ Văn Đảm và Lê Nam Trung (người Vĩnh Giang, Vĩnh Nam, Vĩnh Linh).
Ngay các chị và chú Sáu, tôi cũng nghe giọng đã pha Trung pha Nam, không còn "từ ngữ" và giọng Quảng Trị nữa. Đang hồi "gay cấn", chị Ngân, người lớn tuổi nhất bỗng nói một câu dài bằng "tiếng Quảng Trị": - Mấy út nói mấy út người Quảng Trị miềng, mấy ả mờng hung lắm! Răng mấy út nỏ nói tiếng Quảng Trị mô cả.